Quy trình sản xuất thú nhồi bông

Là một công ty sản xuất gấu bông khép kín, quy trình này sẽ mang lại tính hiệu quả cao, dễ dàng kiểm soát được tiến độ đơn hàng, và đảm bảo được chất lượng sản phẩm ở từng khâu sản xuất. Vì những lợi thế đó, chúng tôi chủ động từ khâu thiết kế sản phẩm, chọn chất liệu và các chi tiết của thú bông cho tới khâu sản xuất khuông mẫu và hoàn thiện sản phẩm sẽ đem đến sự hài lòng cho khách hàng, nhờ sự đáp ứng nhanh chóng mọi nhu cầu cũng như đội ngũ làm việc chuyên nghiệp. Qua đó, quy trình này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đến cho khách hàng, thời gian sản xuất được rút gọn, và đặc biệt là tối ưu hóa chi phí, nhưng khách hàng vẫn nhận được những sản phẩm chất lượng tuyệt đối.

Quy trình sản xuất thú nhồi bông

Quy trình sản xuất thú nhồi bông
Sau đây Xưởng May Thú Nhồi Bông PUNO xin giới thiệu qua quy trình sản xuất thú bông tại xưởng. Các công đoạn từ máy móc tới thủ công để tạo ra những sản phẩm nhồi bông chất lượng cao.

 

Làm mẫu:

Đầu tiên Tổ thiết kế sẽ làm 1 con mẫu trước để từ đó nhân bản ra số lượng lớn. Sản phẩm mẫu sẽ hoàn thành trong khoảng 2-3 ngày tùy theo độ phúc tạm của sản phẩm. Sau khi hoàn thành mẫu, Tổ thiết kế sẽ có được bộ rập (tức là chi tiết những mảnh ghép tạo nên 1 sản phẩm thú bông).

 

Mẫu rập gấu bông Teddy | Tiệm Tạp Hóa Nhà May

Làm khuôn:

Sau khi có con mẫu cũng tức là có bộ rập. Bây giờ có thể cắt vải để nhân bản mẫu đó ra. Tuy nhiên, với số lượng lớn việc cắt từng mảnh vải bằng tay mất rất nhiều thời gian. Thay vào đó các xưởng may sẽ cho cắt bằng máy. Trên thị trường hiện nay có 2 loại máy: máy cắt dập và máy cắt laser. Mỗi máy có ưu và nhược điểm riêng nên hầu hết các xưởng đều phải trang bị cả 2 loại trên.

– Thông thường sẽ dùng máy cắt dập vì sẽ nhanh hơn cắt Laser. Để cắt bằng cắt dập thì phải trước hết phải có bộ khuông. Lúc này phải chuyển bộ rập qua cho tổ Cơ khí để làm bộ khuôn cắt. Mỗi mảnh rập là 1 khuôn, tùy theo độ phước tạp của mẫu mà khuôn nhiều hay ít.

Khuôn thú bông đơn giản

 

Cắt vải:

Sau khi có khuôn thì chỉ việc cắt vải thôi, nếu cắt bằng máy Laser thì phải có chương trình cắt thay vì làm khuôn như máy cắt dập.

 

In / thêu:

Đến bộ phận In hoặc thêu mắt, mủ, miệng hoặc logo công ty lên gấu bông nếu cần. Vì máy thêu chiếm diện tích khá lớn và để vận hành máy thêu cần có chuyên viên kỹ thuật với mức lương khá cao. Nên không phải công ty sản xuất thú bông nào cũng có thể đầu tư máy thêu. Hầu hết những xưởng may nhỏ đều phải đem đi thêu ở đơn vị trung gian khác. 

 

May:

 

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng

Bước 2: Làm mẫu dựa trên ý tưởng của khách hàng, bộ phận thiết kế sẽ làm thành mẫu hoàn chỉnh.

Bước 3: Khách hàng duyệt mẫu – Mẫu sản phẩm sẽ được điều chỉnh nhiều lần cho đến khi khách duyệt được mẫu cuối cùng.

Bước 4: Nhập nguyên vật liệu – Phòng thu mua chịu trách nhiệm mua nguyên vật liệu theo đúng như yêu cầu sản phẩm của khách hàng đưa ra, và mẫu được duyệt từ những nhà cung cấp có giấy phép về kiểm định, an toàn.

Bước 5: Cắt chi tiết: Phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng bộ phận của con thú bông hoặc chất liệu vải mà công ty sẽ có các giải pháp phù hợp:

  • Máy laser
  • Cắt nhiệt: sử dụng khuông xi măng
  • Cắt dập: sử dụng khuông sắt

Bước 6: Thêu/In – Các chi tiết mắt, mũi, miệng, lỗ tai hoặc logo công ty sẽ được mang đi thêu hoặc in. Trong trường hợp thú mẫu được sử dụng mắt, mũi bằng nhựa, sẽ phát sinh thêm công đoạn đóng mắt, mũi cho chúng và đóng bằng máy để tránh trường hợp những chi tiết này bị xúc hoặc dễ tháo rời làm mất sự tinh tế của sản phẩm và mang lại rủi ro đến các trẻ nhỏ.

Bước 6: May xác thú – Các bộ phận của sản phẩm sẽ được may liền.

Bước 7: Bơm gòn vào thú bông và cân trọng lượng theo đúng yêu cầu sản phẩm.

Bước 8: May thành phẩm

Bước 9: Kiểm tra chất lượng – Xử lý vải và chỉ thừa, kiểm tra từng chi tiết của thú bông về mặt kỹ thuật và vệ sinh

Bước 10: Đóng gói